Bằng Chứng Vô Hình - Movie Review
- Quanny Nguyen
- Jul 15, 2020
- 5 min read
Updated: Sep 1, 2020
Một cựu cảnh sát nữ mù phải chống lại một tên bắt cóc biến thái.

Nếu các bạn có đọc bài Circle thì sẽ nhận ra phần tóm tắt này của mình không chi tiết bằng (hay có thể nói là không chi tiết gì luôn). Dù không hay nhưng mình thấy câu tóm tắt khá chính xác và cũng nhấn mạnh được những điểm còn khiếm khuyết của phim. Nhưng trước hết, hãy nói về điểm tốt.
The good
Với 1 kịch bản khá tệ thì dàn diễn viên đã cố gắng hết sức. Ngay cả Otis, newbie của màn ảnh lớn cũng thực hiện tốt vai diễn của mình. Diễn xuất của Phương Anh Đào vẫn tốt nhưng không quá xuất sắc. Một phần là do biên kịch đã tạo ra một nhân vật cực kì nông, 1 phần khác là Phương Anh Đào đã từng diễn vai tương tự nhưng tốt hơn (1 nhân vật nữ mạnh mẽ trong Chàng Vợ Của Em). Diễn viên xuất sắc nhất, theo mình nghĩ, không phải là tên phản diện biến thái do Quang Tuấn thủ vai mà chính là nữ đặc nhiệm siêu ngầu của Ái Phương. Lần đầu tiên vào vai đả nữ, Ái Phương lại lột tả xuất sắc nhân vật, từ gương mặt đến ngôn ngữ cơ thể.
So với những phim Việt Nam khác, các pha hành động trong Bằng Chứng Vô Hình khá tốt. Các cảnh quay đánh đấm nhanh, nhưng không quá chộp giựt. Khán giả có thể theo dõi rõ từng động tác dù các nhân vật toàn đánh nhau trong tối. Nhìn chung, đoàn phim đã cố gắng để ra được 1 tác phẩm chỉn chu.

The bad
Bộ phim có rất rất nhiều vấn đề (80% nằm ở khâu kịch bản) và mình không thể chỉ ra hết trong chỉ 1 bài blog được. Nếu có 3 từ để nhận xét về kịch bản thì đó sẽ là gượng ép, dư và vô lý. Nhân vật có cả 3 lỗi này, không ai khác, là tên biến thái.
Việc chích thuốc mê rồi hiếp dâm những người phụ nữ đang ngủ dường như chưa đủ, biên kịch còn thêm vào cảnh ăn mắt người để tăng tính biến thái. Tuy nhiên, cảnh này chỉ xuất hiện 1 lần. Nó cũng không liên kết gì đến backstory của hắn, cũng không liên quan đến motivation lại càng không liên quan đến nhân vật chính. Có thể thấy biên kịch đã tham lam nhét vào để xây dựng tính cách/sự rùng rợn nhưng lại không tối ưu hóa được dẫn đến dư thừa. Khi thêm vào phim 1 cảnh quay không cần thiết, không mục đích, bộ phim sẽ bị loãng và khán giả còn sẽ rất bực mình khi những chi tiết họ chú ý theo dõi và băng khoăng không được giải đáp (hoặc giải đáp dở hơi).
Như con người, nhân vật trong phim đều nên có động lực (motive). Motive khiến câu chuyện trở nên đa chiều hơn đôi khi còn giúp người viết dấy lên những vấn đề xã hội nhức nhối. Không nhất thiết phải có motive, rất nhiều nhân vật xấu xa như Maleficent (gốc), Palpatine (Star Wars) hay Joker đều rất hay mà không cần motive. Tuy nhiên, biên kịch cần chọn cho mình 1 lối đi - thuần xấu xa hay xấu xa một cách chính đáng. Từ một bộ phim tạm chấp nhận được, Bằng Chứng Vô Hình trở nên dở tệ khi tên biến thái đem xác bồ cũ ra hoài niệm. Qua cảnh này, biên kịch đã quá tham lam, cố gắng thêm thắt chi tiết nhân văn vào cho nhân vật. "Ta ác vì ta mất người ta thương" là 1 motive khá cliche nhưng đây không được gọi là motive. Mr. Freeze (Batman) muốn cướp ngân hàng để có đủ tiền nghiên cứu thuốc trị bệnh hiếm của người vợ đang thoi thóp. Mr. biến thái đi bắt cóc người... để thỏa mãn sự thú tính của mình? Cảnh đem xác bồ cũ ra, 1 lần nữa, lại là chi tiết dư thừa vì nó không phải motive cũng chả tăng độ đáng sợ của phản diện lên bao nhiêu. Nếu xác bồ cũ thật sự quan trọng, hắn nên vác theo (để làm gì thì chưa biết) mỗi khi đi hành xử hoặc sau khi bị cảnh sát đột kích.

Cuối cùng, điều tệ nhất đến từ nhân vật phản diện. trớ trêu thay, lại chính là mối quan hệ với nhân vật chính. Biên kịch đã xây dựng cảnh 2 người gặp nhau rất tự nhiên - 1 sự lầm lỡ tình cờ mà 2 ta chạm trán. Nhưng sau đó, thật sự không có lý do gì khiến phản diện phải tiếp tục can dự với nữ chính, càng không có lý do để tấn công nam phụ. Nếu động lực là sợ bị phát hiện thì việc liên tục tấn công 2 người này là 1 giải pháp ngu ngốc, nhất là sau khi 2 người đã báo cảnh sát. Nếu động lực là sự cuồng nữ chính vì 1 lý do đặc biệt cá nhân gì đó thì việc tấn công "đứa em kết nghĩa" lại trở thành một việc dư thừa. Cắt nghĩa thế nào thì cũng ra lỗi, phân tích thế nào cũng có sạn. Mối quan hệ của nhân vật chính và phản diện thường là nền móng cho toàn bộ phim. 1 khi nền móng đã không vững thì xây nhà lầu hay nhà lá đều sẽ thất bại.
The extra
Dù vô tình hay cố ý, đoàn phim đã có nhiều lỗi ngu ngốc nhỏ nhặt nhưng khá hài hước (đối với mình)
- Nữ chính brief rất chi tiết: xe taxi, gầm cao, 7 chỗ, nhưng không hiểu sao công an toàn đi hỏi thăm các bác tài đi xe 4 bánh...
- Nữ chính cung cấp rất nhiều thông tin khoanh vùng hung thủ quan trọng. Nhưng thông tin cuối cùng để chỉ đích danh hung thủ lại tới từ hư không?
- Mai Linh cho mượn hơn chục chiếc xe để quay phim và trên sub tiếng Anh thì Grab không được viết hoa nên mình tưởng các bác dồn tiền để dìm đối thủ. Nhưng cuối cùng lại thành 1 quả dizz Tinder :)).
- Chiến thuật đánh nhau ngu ngốc nhất trước giờ trên màn ảnh Việt (or maybe thế giới) thuộc về thanh niên em trai đường phố. 20 tuổi đã rong ruổi khắp Sài Gòn tự lập nghiệp, chiến thuật được cậu tin dùng nhất là ôm bụng đối thủ... Sau khi thấy chiến thuật không hiệu quả 3 lần thì cậu chuyển sang ôm chân.
- Khi nữ chính dùng hết sức bình sinh phang chiếc ván trượt vào mặt phản diện theo 1 góc ngang , phản diện đã quyết định, trong giây phút đó, các định luật vật lý không còn quan trọng và té ngửa ra sau (thay vì té ngang theo lực tay nữ chính).
- Và cuối cùng là cảnh kết thúc, phim này có kết thúc nhanh và đoản nhất mình từng thấy. Điều gì xảy ra khi tên biến thái bị bắt? Liệu hắn còn chiêu trò tâm lý gì khác? 2 chị em có bao giờ phục hồi hoàn toàn khỏi chấn thương tâm lý này không? Cô cảnh sát liệu có bình phục? Không quan trọng mọi người ạ! Ngay sau khi phản diện bắt tỉnh phim cắt cái rụp! The end.
Cuối cùng thì, mình cho bộ phim "Bạn cnên xem nếu bạn thích những sự vui vẻ nhỏ nhoi ngu ngốc trong cuộc sống" (rating)
Quanny Nguyen
Vl thích những sự vui vẻ nhỏ nhoi ngu ngốc trong cuộc sống :))))