Life Khác Gì Game #2 - Kinh Doanh
- Quanny Nguyen
- Sep 24, 2019
- 4 min read
Updated: Sep 25, 2019
Series "Life khác gì game" chỉ ra những nét tương đồng của cuộc sống và video game, từ đó tìm ra một cách chơi "đời" hiệu quả nhất.

Teamfight Tactics (TFT) được ra mắt vào tháng 6 năm 2019. Sau 3 tháng miệt mài cày lên Kim Cương III thì mình thấy TFT không khác gì "trò chơi" của giới kinh doanh, đầu tư. Trước khi phân tích thì mình cũng muốn thông qua một số luật của trò chơi vì auto chess là một dạng game tương đối mới trên thị trường.
- Mục tiêu: mua tướng và để lên bàn cờ. Người chơi sẽ mất máu khi tướng của mình thua tướng đối thủ. Giảm máu của tất cả đối thủ xuống 0 để kết thúc trò chơi.
- Tài nguyên: Sau 1 vòng, bạn sẽ nhận được tiền. Thắng càng nhiều sẽ nhận được càng nhiều tiền. Tiền giúp bạn mua tướng, "cá cược" và nâng điểm kinh nghiệm. Kinh nghiệm giúp bạn đặt thêm tướng lên bàn.
- Tướng: mua 3 tướng giống nhau để nâng cấp tướng. Những con tướng nhất định có bonus khi đi với nhau.
- Item: quái vật có khả năng rớt item. Bạn có thể kết hợp 2 item bất kì để tạo ra 1 item full.
I. Synergy
Synergy dịch nôm na là sự kết hợp ăn ý (từ điển dịch chữ này hơi dở). Trong TFT, người chơi thường phải cân nhắc giữa synergy và pure power. Một tướng mạnh hay 2 tướng khá yếu nhưng có synergy tốt sẽ đem lại hiệu quả hơn?

Hãy ví tướng như những doanh nghiệp. Bạn có thể đầu tư rất nhiều tiền vào đúng 1 doanh nghiệp mạnh mẽ duy nhất. Hoặc bạn có thể đầu tư vào nhiều doanh nghiệp nhỏ có khả năng bổ trợ nhau. Bạn có thể đầu tư vào một startup tỉ đô như Grab hay bạn có thể mở 1 quán ăn sáng và 1 tiệm rửa xe kế bên. Không có lựa chọn nào là hoàn hảo vì mỗi trường hợp là hoàn toàn khác nhau.
II. Early rush vs Inting
Có 2 trường phái chơi TFT: dồn tổng lực vào ban đầu hoặc cố tình thua để đợi thời. Mặc dù thắng sẽ đem lại nhiều lợi ích tài chính hơn, nhiều người chơi vẫn chọn thua ban đầu vì một số lý do.
(1) Ít rủi ro: thua dễ hơn thắng. Nếu bạn dồn tài nguyên vào ban đầu nhưng team vẫn không đủ mạnh thì sẽ rất chật vật sau này.
(2) Flexiblility: ở giai đoạn đầu trận đấu, bạn sẽ không có những synergy quá mạnh. Đầu tư sớm vào chúng (synergy và item) đồng nghĩa với việc bạn sẽ khó chuyển qua những synergy mạnh hơn sau này.
(3) Item: sau 1 số vòng nhất định, người chơi sẽ được chọn item. Người chơi ít máu sẽ được chọn item trước. Hi sinh lúc đầu đồng nghĩa với việc bạn sẽ chọn được những món mình cần đồng thời ép những người khác chọn món họ không thật sự cần.
Trên thương trường cũng có vô số doanh nghiệp thực hiện chiến thuật chịu đấm ăn xôi này. Bột giặt Aba với series quảng cáo nhảm nhí là 1 ví dụ nổi bật. Quảng cáo của Aba liên tục bị cộng đồng vùi dập (1) và vô số comment trên YouTube nói sẽ chuyển sang xài Omo... Tuy nhiên, sau khi đã thu thập được lượng chú ý đáng kể của người dân, Aba có thể tung ra chiến dịch đảo ngược hướng dư luận ngoạn mục (2). Lúc đó, các thương hiệu khác sẽ rất khó tạo 1 lợi thế đặc biệt như Aba (3)...
Hoặc Aba sẽ nát luôn mà không gỡ lại được...
III. Tiết kiệm vs Cầu may
Khi bạn có tiền thì cơ bản là có 2 cách để kiếm thêm tiền: bỏ tiết kiệm hoặc đầu tư. Ngân hàng có tỉ lệ lãi suất thấp nhưng đảm bảo - ngược lại với hình thức đầu tư.
TFT cũng y như vậy. Cứ mỗi 10 vàng bạn có, bạn sẽ được nhận thêm 1 vàng ở vòng sau. Bạn có thể bỏ ra 2 vàng để tìm tướng (re-roll). Mỗi 2 vàng sẽ cho bạn 5 con tướng mới nhưng không phải lúc nào bạn cũng tìm được tướng cần thiết. Người chơi luôn phải đắn đo giữa tiết kiệm và cầu may.
Ngoài đời chúng ta có thể phân tích nhiều yếu tố khác nhau để loại bỏ sự may mắn trong quá trình đầu tư. TFT cũng vậy. Nhìn vào level và đối thủ, bạn có thể giảm yếu tố hên xui khi re-roll xướng mức chấp nhận được.

IV. Kinh nghiệm
Những tương tác của người chơi với kinh nghiệm trong game cũng khá giống với đời thường. Bạn có thể bỏ tiền ra mua kinh nghiệm, giống như cách con người bỏ tiền ra để đi học các kỹ năng, kiến thức sẽ giúp ích cho việc kinh doanh. Đủ kinh nghiệm sẽ lên level và lên level sẽ mở ra những tướng cao cấp hơn.
"Không phải có tiền là muốn làm gì thì làm". Câu nói này khá chính xác ngay cả vào thời đại tiền chi phối gần như tất cả. Y tế, xăng dầu/năng lượng, khai thác tài nguyên/khoáng sản, AI, vũ trụ là một số ngành có entry barrier rất cao mà không phải cứ có tiền là đầu tư vào được. Tương tự, những tướng legendary như Yasuo, Kayle, Swain cũng sẽ không thể nào xuất hiện nếu như bạn còn quá non kém.

Nếu khả năng đầu tư của bạn quá yếu kém, ngoài việc bỏ tiền đi học và nhận tư vấn từ các chuyên gia, hãy tải TFT về chơi. Nếu không nâng cao tay nghề thì bạn chắc chắn cũng sẽ có những giây phút giải trí chất lượng.
Quanny Nguyen
Kommentare