top of page

Chuyện Mar Lạ #1 - 8/2020

Updated: Sep 11, 2020

Chuyện Mar Lạ là 1 series time capsule nhằm lưu lại những chiến dịch, chiến lược hay cách thực thi marketing/branding hơi "weird" của các công ty từ lớn đến bé. Tiêu chí như thế nào là weird thì tùy vào mood của mình nha.

Mèo là loài vật thích quan sát, giống mình.

I. McDonald's - Burger phở


Burger phở xứng đáng có 1 case study riêng vì độ cố gắng của team content cho 1 sản phẩm rất dễ ăn bão dư luận của McDonald's. Nhưng để chừa chữ cho những marketer khác thì mình sẽ chỉ review sơ. 


Vào 1 ngày đẹp trời giữa tháng 8, McDonald's giả bộ đăng đàng hỏi fan là thích món ăn Việt nào nhất trong các món đình đám như bún đậu, cơm tấm, phở, bún bò... Phở thắng và không ai trong chúng ta bất ngờ. Và để đảm bảo sự công minh của kết quả, McDonald's thông báo ra mắt sản phẩm mới: Burger phở bao gồm visual được design hoàn chỉnh chỉ vài 3 ngày sau đó. Lấy danh nghĩa những con người bị từng bị bọn xâm lược da trắng đô hộ và trắng hóa, cộng đồng mạng Việt Nam ngay lập tức lao vào ném đá sự lai tạp ngu xuẩn này. Nhưng team content của McDonalds' đã dùng nhiều biện pháp, bắt đầu bằng sử dụng Pikachu làm mascott để giảng hòa. Sau đó thấy vẫn không êm, team chuyển qua chiến thuật cơ bản của social: minigame. Những review 'chân thật' nhanh chóng át đảo làn sóng tiêu cực yếu ớt. Hmm, có vẻ vết xe đổ đâu đây. 

Ngày 14/8 mở poll vote, ngày 17/8 có kết quả, ngày 18/8 ra hình ảnh này. Vâng kết quả không hề sắp đặt.

Về bản thân thì mình chưa ăn thử burger phở. Mình cũng không kì thị nó nhưng cũng không có ý định ăn thử. Nếu được free thì why not. Điểm lợi thế của dân marketing là có thể bỏ qua lớp ngoài bullshit để nhìn rõ ra vấn đề. Và mấu chốt của vấn đề chỉ là 1 cái burger bình thường với 1 cái sốt na ná mùi phở. Nhưng thật sự nếu các bạn đang muốn học về content marketing thì hãy vào fanpage theo dõi nhé. Từ hình ảnh, chữ, hoạt động và đặc biệt là comment đều rất bài bản. 


II. Pepsi - Pepsi Zero


Ở một thị trường mà ai cũng na ná nhau từ positioning đến mùi vị, Pepsi vừa tung ra 1 sản phẩm mang tính táo bạo: Pepsi Zero. Đây là 1 động thái tương đối dư thừa khi bản thân đã có Pepsi Light, cũng định vị là nước ngọt không calo. Nhưng chắc là Coca Zero bán được quá nên là phải go black để never go back... 

Tuy nhiên, Pepsi Zero có 1 đặc điểm mà không có bất kì một loại đồ uống đóng lon nào có thể so sánh được: lon đen nhám. Packaging độc đáo này khiến Pepsi nổi bật hoàn toàn trên kệ so với những đối thủ bóng bẩy xung quanh, dễ dàng thu hút ánh nhìn của shopper. Giá bán lẻ của Pepsi Zero vẫn chỉ là 12,000 VND, bằng giá với Coca cùng phân khúc. Không biết Pepsi đã chịu lỗ, hay chịu bớt lời, bao nhiêu nhưng đây quả là 1 bước đi táo bạo. Liệu lon nhám có trở thành 1 bình thường mới trong ngành nước giải khát, cụ thể hơn là ngành nước giải khát nhắm đến tệp khách healthy.


Thêm vị chanh, điều mà nhà hàng khắp nơi đã làm từ năm 1990 và boom: NEW PRODUCT

III. Cine cafe Chùa Láng

Cine cafe là 1 loại hình kinh doanh tương đối mới. Giải thích đơn giản thì nó là 1 rạp phim thu nhỏ, target là các bạn trẻ đi theo nhóm hoặc couple. Trong mắt của con rồng cháu tiên chúng ta, người có thuần phong mỹ tục cao thì coi phim trong rạp đã là nhạy cảm rồi nói gì đến 2 người trong 1 phòng. Chưa kể ở bên kia bán cầu, cụm từ Netflix and chill được phát triển rộng rãi như 1 cách nhá đèn xanh của các cặp đôi.  


Giải pháp cho các marketer của các mặt hàng nhạy cảm là gì? Của Cine Cafe Chùa Láng là chơi láng luôn. Cố tình censor talent bằng trái tim, reply từng comment bằng tone of voice bitchy nhất có thể hoặc dùng meme chống meme, post quảng cáo của Chùa Láng nhận được con số khủng với 15k engagement - 1 con số ấn tượng cho 1 doanh nghiệp nhỏ. 


Link tham khảo cho những bạn có niềm vui nho nhỏ đọc comment:

IV. Samsung - Galaxy Note 20 Ultra

Samsung là thương hiệu điện thoại lớn nhất thế giới. BinZ nằm trong top 10 người có sức ảnh hưởng lớn nhất Việt Nam hiện nay (Buzzmetric 2020). Việc Samsung mời BinZ hợp tác cho dòng điện thoại cao cấp nhất mới ra mắt là chuyện ai trong ngành cũng có thể tưởng tượng được. Tuy nhiên, ý tưởng hay, đơn giản không có nghĩa là thực thi dễ dàng.

Khuôn mặt rất ư là "đam mê".

Khoan bàn tới độ đẹp xấu hay độ hợp (hay không hợp) màu hồng của BinZ, tấm hình có khá nhiều vấn đề - nhưng có thể tóm tắt lại bằng 2 chữ "hời hợt". Điều đầu tiên mình phải nói tới là typography. Không những có 3 font khác nhau trong 1 hình, những chữ này còn có 3 size khác nhau và cũng được sắp xếp 1 cách hời hợt. Sau đó là 4 icon. Designer chọn 1 nút play, 2 music icon và 1 dấu cộng. Tại sao mọi thứ đều xuôi nhưng nốt nhạc lại ngược? Tại sao chỉ có nốt kép là ngược mà không phải nốt đơn? Dấu + thể hiện điều gì? Có thể team thực thi quá chủ quan rằng có BinZ và Note là có tất cả nên cho mình quyền cẩu thả chăng? Hay trend design thế giới lại thay đổi mà mình không biết nhỉ?


V. AFK Arena 

Nếu nói về weird thì tệp công ty có số lượng quảng cáo weird nhất chắc chắn là các game mobile Trung Quốc. Quảng cáo nói láo chưa bao giờ chính xác hơn khi những nhà làm game không những nói xạo về đồ họa mà còn xạo luôn về gameplay. 

AFK Arena là 1 game dạng gacha. Đặc tính của gacha game là không đòi hỏi kỹ năng, phản xạ hay thậm chí tính chiến thuật quá cao. Người chơi gacha thường dựa vào may mắn để rút được những con tướng hoặc item mạnh. Chỉ số trong gacha là trên hết và gacha sẽ cho bạn rất nhiều cách để tăng chỉ số cho các nhân vật. Tuy nhiên, gacha được nổi tiếng về độ hút máu người chơi. Nhiều tiền thì sẽ không cần dựa vào cơ chế hên xui để có tướng ngon (bạn chỉ cần mua random cho tới khi nào có con mình cần). Nhiều tiền thì nhiều chỉ số.

5 con tướng nào mắc hơn thì thắng. Wallet warriors > superior strategists..

Với nguồn sống 90% từ micro transaction như các game mobile khác, AFK Arena vừa tung quảng cáo táo bạo khi dám khẳng định game của mình không cần pay mà vẫn win. Một mình tuyên ngôn gây sốc chắc chắn không đủ để khiến AFK Arena xuất hiện trong số đầu tiên của "Chuyện Mar Lạ". Thông điệp sai lệch này được truyền tải cho nhân vật con, đại diện cho target audience, bởi nhân vật cha đã có 2 màu tóc.


Mở đầu đoạn video là một ông con than thở không còn tiền nạp game. Ông bố liền quay sang hỏi ủa giờ này mà còn nạp tiền chơi game hả? Vô AFK Arena nè... Kể từ sau video đó, diễn viên đóng vai cha này liên tục xuất hiện trong các đoạn quảng cáo khác của hãng, nên có thể đây là founder không chừng... Dù gì đi nữa thì mình vẫn chưa thể phân tích được việc AFK dùng hình tượng cha dạy con chơi game (việc trái ngược hoàn toàn với thực tế).


(Quảng cáo YouTube không có link :v)

Quanny Nguyen

Comentários


© 2021 by Quanny Nguyen.

  • Facebook - Black Circle
  • Twitter - Black Circle
  • Google+ - Black Circle
bottom of page